Hỗ trợ online
  • Phạm Trí Điền
  • Phone : 0976 038 786
  • Phone : 0936 033 068
  • Yahoo :
  • Skype : it_y2k
Fanpage
Thống kê
  •   Đang online
    5
  •   Hôm nay
    19
  •   Hôm qua
    143
  •   Tổng truy cập
    362067
  •   Tổng sản phẩm
    120
  •  Công Nghệ Từ A Đến Z  
    0 - 40,050,000 đ        

    Tiến sĩ kinh tế cũng chào thua khả năng bán hàng của cụ ông 81 tuổi

    Đến Tiến sĩ Kinh tế cũng phải ngả nón trước phong cách đàm phán siêu thông minh và dí dỏm của ông lão bán hàng ở quê nhà huyện Hải Hậu (Nam Định).

    Chia sẻ về đoạn video ngắn này, anh Tống Thanh Tùng (một người kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đồng thời cũng là người trải nghiệm mua hàng của cụ ông 81) cho biết: "Từ sửng sốt đến nổi da gà khi thấy một ông lão nhà quê bán tạp hóa sử dụng những chiêu thức đàm phán giống hệt những kiến thức mà tôi mất hơn 4 năm nghiên cứu, học của những người thầy là chuyên gia trong nước, thậm chí phải sang tận nước ngoài xa xôi để học".

    Tuy nhiên trong đoạn video này anh Tống Thanh Tùng chỉ quay được đoạn cuối của cuộc đàm phán gay go, căng thẳng giữa anh và ông lão. Bởi vì cụ ông bị nặng tai nên anh Tùng phải cố gắng nói to và ngắn gọn để cụ dễ hiểu. Anh cũng đã viết lại câu chuyện để chia sẻ với mọi người.

    Câu chuyện được anh Tống Thanh Tùng chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin:

    "Buổi trưa mùa hè tháng 6, khi tôi đi xe máy từ quê vợ Hải Tân (Hải Hậu, Nam Định) về đến ngã tư thị trấn Yên Định thì phát hiện có 1 cửa hàng bán đồ giả cổ như điếu cổ, bát cổ, đĩa bên đường. Tôi liền phanh xe lại ngay gần trước cửa hàng đó để tìm mua cái điếu hút thuốc lào giả cổ để làm quà tặng cho bố.

    Tôi đang lúi húi nhấc mấy món hàng lên xem thì bỗng có 1 ông già tóc bạc phơ, mặc chiếc áo bu dông sĩ quan quân đội bước tới từ phía đằng sau. Tôi ngẩng đầu lên nhìn và đoán chắc đây là ông chủ cừa hàng này.

    Tôi cất tiếng "Chào cụ ạ! Cụ cho con xem hàng tí nhé...". Ông lão nhìn tôi và nở 1 nụ cười thật tươi, nụ cười của ông lão làm tôi rất thích và rất ấn tượng vì trong mồm ông lão gần như răng đã bị rụng gần hết và nụ cười chỉ nhìn thấy có mỗi môi với lợi thôi.

    Ông Lão cất tiếng: "Anh cứ xem đi, ở đây có rất nhiều thứ để cho anh lựa chọn, từ cổ đến kim cái gỉ cái gi cái gì cũng có..." Tôi bật cả phì cười, rồi tiếp tục loanh quanh mấy món hàng để xem xét.

    (Ảnh cắt từ clip)

    Theo đúng nguyên tắc và chiến thuật của tôi đã được học thì nếu định mua món hàng gì thì tôi chỉ liếc mắt xem nó thôi chứ tôi không xộc vào cái là chọn và ngắm nghía nó luôn giống như kiểu chiến thuật "Lườm rau gắp thịt".

    Tôi cứ thế mân mê cái lục bình sứ nhưng mắt thì cứ liếc sang cái điếu bát thuốc lào bên cạnh vì mục đích của mình là vào đây để mua điếu mà. Mân mê chán lục bình rồi thì tôi lại mó tay vào cái xoong cổ chất liệu bằng đồng hỏi linh ta linh tinh... Hỏi đâu ông lão đều vui vẻ trả lời. Không chỉ thế mà ông lão còn kể chuyện về lịch sử ra đời, nguồn gốc xuất sứ của những món hàng đó cơ.

    Ông cứ quan sát tôi mân mê các món hàng họ khác nhau rồi ông lão hỏi: "Trong tất cả những món hàng cổ, quý giá này thì anh thích món nào nhất". Tôi trả lời chung chung là cái gì cũng thích cuối cùng thì chẳng biết là thích cái gì. Sau đó cuối cùng thì tôi mới chạm tay vào chiếc điếu mà tôi đã tăm te từ đầu nhấc nó lên và hỏi ông là cái giá chiếc điếu này bao nhiêu tiền. Ông lão nói: "Chiếc điếu đẹp này có giá là 500 ngàn đồng". Tôi trả vờ giật bắn cả mình trợn tròn mắt mà thét lên : "Trời! Điếu gì mà đắt thế cụ?", mặc dù cũng đã doán giá của nó cũng tầm ấy tiền.

    Ông lão nhoẻn miệng cười khằng khặc rồi khẽ lắc cái đầu kiểu ý là tôi chưa nhận ra giá trị thực sự của cái điếu. Ông nói: "Có gì mà phải giật mình, 1 chiếc điếu đẹp và cổ như thế này có giá 500 ngàn là bình thường mà anh bạn trẻ thân mến. Tôi còn nhiều món hàng còn cũ kỹ hơn rất nhiều mà giá lại cao hơn nhiều, có món lên tới và triệu có cả món hơn chục triệu đồng ấy chứ tùy thuộc vào thời gian tuổi đời của món hàng đó. Cái điếu này có 500 ngàn thì ăn thua gì... Anh chơi đồ cổ thì phải hiểu được giá trị của nó chứ. Mới hôm trước tôi vừa bán được 1 món hàng trị giá 8 triệu bạc đấy".

    Tôi bảo ông: "Đồ cổ thì vô giá lắm nhưng mà con đâu có nhiều tiền đến thế đâu. Con chỉ chơi cái gì mấy chục ngàn hoặc cùng lắm mấy trăm thôi cụ ạ. Mà con cũng không nghiện thuốc lào nên cũng không phải mua điếu về hút. Nhìn thấy cái điếu này hay hay tưởng rẻ thì mua về cho bố con hút thôi.

    Ông lão nói: "Anh biết không, tuổi già như tôi với bố anh thì đến tầm này chỉ thích những cái gì món quà có ý nghĩa quý giá thôi chứ các anh biếu tiền hay quần áo thì chúng tôi không thích lắm đâu, vì có tiêu pha mấy đâu mà cần nhiều tiền. Anh chọn cái điếu biếu bố anh tôi thấy rất hợp lý đấy, biếu mấy triệu chưa chắc ông già anh đã thích bằng cái điếu này đâu vì nó rất đẹp mà lại cổ kính. Để ở trong nhà khách quan vào nhìn thấy rất đẹp".

    Tôi nhìn ông lão và nói: "Thôi thế này đi, con trả cụ 300 ngàn, cụ bán thì con mua luôn, không thì thôi vậy".

    Một lần nữa ông lão lại cười khanh khách, lắc lắc cái đầu nhìn sâu vào mắt tôi kiểu như thương hại tôi vì vẫn chưa hiểu hết giá trị của cái điếu. Ông nhẹ nhà cầm lấy cái điếu và đặt xuống ngay ngắn cất đi. Ông nói 300 ngàn thì anh cũng có thể mua được nhiều món khác trong cửa hàng này, còn chiếc điếu đẹp này thì không thể được đâu anh ạ.

    Tôi lẩn thẩn quanh quanh rồi rút dần ra ngoài chiếc xe máy nhưng mắt vẫn liếc cái điếu và thực sự trong lòng lúc này cũng muốn mua nó lắm rồi. Tuy nhiên trong đầu tôi nghĩ giá mà 400 ngàn thì tôi cũng mua ngay nhưng mà 500 ngàn thì không được.

    Ông lão thở dài, tay vuốt mồ hôi trên má rồi nhìn tôi 1 cách đắm đuối tiếc thương, hơi mỉm cười và nói: "Trời nóng như thế này, thượng đế mất bao nhiêu công tìm kiếm mà không mua được món quà nào nhỉ? Tiếc thật đấy!".

    Mọi người thấy đấy, nếu như trong tình huống này mà người bán hàng chỉ cần nói đểu chúng ta hoặc tỏ vẻ bực dọc thì chắc chắn chúng ta sẽ đi ngay và không bao giờ trở lại. Tuy nhiên ông lão đã làm tôi phải đắn đo suy nghĩ trước khi định nổ máy ra về. Tôi liền rút điện thoại gọi điện cho bố tôi hỏi bố có thích cái điếu cổ không để con mua tặng bố 1 cái. Bố tôi thích lắm hỏi có đắt lắm không, nếu rẻ thì mua cho bố cái. Tôi thấy bố tôi cũng thích nó nên đành phải quay lại và quyết định đàm phán với ông lão này hòng mua được với giá hợp lý nhất. Cuộc đàm phán bắt đầu.

    Tôi hỏi: "Bố con bảo có thích cái điếu này, con trả cụ giá cuối cùng nhé 400 ngàn cụ có bán không, không bán thì thôi vậy. Cụ lại cười 1 cách duyên dáng và lật ở đít cái điếu lên có mấy chữ viết bằng chữ hán rồi miêu tả chiếc điếu này được làm theo phong cách từ thời nhà Lý đấy thượng đế có biết không. Tôi bán chiếc điếu này cho thượng đế thì tôi chỉ lãi có vài chục ngàn thôi chứ không có nhiều đâu.

    Thấy ông nói thế tôi lại càng mân mê ngắm nghía kỹ hơn. Ông im lặng để tôi ngắm hàng 1 lúc rồi lại nói 1 cách vu vơ: "Bây giờ công nhận là đồng tiền mất giá khủng khiếp thật đấy, ngày xưa tôi đi cắt tóc hết có 2 đồng, rồi lên 5 đồng, rồi dần bây giờ thì lên 15 đồng một đầu. Đầu của thanh niên thì cao hơn, giá phải tầm 25 đồng cho đến 50 đồng".

    Dừng lại 1 chút rồi ông lại tiếp tục: "Năm 90 ăn bát phở có mấy hào, sau này lên 5 đồng 1 bát, rồi lên tới 10 đồng 1 bát, giờ thì 20 đồng 1 bát mà ăn có ra cái gì..." Ông lão lắc lắc cái đầu thở dài trách móc về sự lạm phát tăng giá quá khủng khiếp. Ông nói bây giờ mấy trăm nghìn bạc chẳng mua được mấy.

    Quan sát tôi có vẻ thích cái điếu lắm rồi, ông lão bảo cái điếu này giá vậy mà cũng rẻ thật đấy. Đầu tư chỉ có 500 ngàn mà được 1 món quà có giá trị để làm kỷ vật biếu các cụ, có khi mấy đời người dùng nó vẫn được.

    Tôi thấy ông cụ đã dùng quá nhiều kỹ thuật lồng ghép trong quá trình thuyết phục tôi mua hàng. Tôi thì cố gắng đọc suy nghĩ của cụ, cụ già cũng nhìn tôi sâu thẳm mắt tôi hòng cố đọc suy nghĩ của tôi.

    Tôi bảo thôi, con trả cụ 450 ngàn, cụ mà không bán thì con quyết định về luôn. Cụ và tôi 4 mắt nhìn nhau không ai nói gì 1 lúc thì cụ giơ tay ra và nói : "Xong thượng đế mang về đi, tôi bán cái này là lỗ vốn đấy. Quá rẻ!".

    Cuộc đàm phán cuối cùng cũng được thống nhất giữa 2 bên 1 cách vui vẻ. Ông cụ gói ghém chiếu điếu và lại còn áp dụng chiến thuật Cross Sale bán thêm cho tôi 1 cái ống để hút thuốc nữa. Và không quên dặn tôi rằng lần sau lại đến đây nữa nhé, nếu có ai thấy thích điếu này thì giới thiệu đến đây.

    Tôi không thể tưởng tượng nổi một con người nhà quê chân chất mà lại áp dụng toàn chiến thuật bán hàng, đàm phán siêu kinh điển. Phải chăng những chiến thuật này đã được đúc rút từ cả cuộc đời 81 năm của cụ.

    Mọi người đừng quan tâm đến vấn đề, mà hãy để ý ông cụ dạy mình những bài học gì, bài học của cụ chắc chắn sẽ giúp rất nhiều người có ý định kinh doanh. Cụ thể trong câu truyện trên ông cụ đã dùng những chiến thuật kinh doanh như: chiến thuật đàm phán win win, chiến thuật up sale, cros sale, chiến thuật thăm dò, chiến thuật đồng cảm, chiến thuật so sánh, chiến thuật tạo sự khan hiếm, tất cả đều có ở những tài liệu kinh doanh quý, dân tốt nghiệp MBA cũng chưa áp dụng được hết các kỹ thuật của cụ ông 81 tuổi này đâu".

    Theo: baomoi

     
    TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm